Bệnh viên Âu Cơ

Thai nhi 34 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

Đăng ngày: 24-04-2019 04:06 pm

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Thai nhi 34 tuần phát triển như thế nào?

Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ quả dưa đỏ, nặng khoảng 2,15kg và dài gần 46 cm tính từ đầu đến gót chân. Đến tuần thai thứ 34, hầu hết các em bé đã sẵn sàng ở vị trí sinh và bác sĩ có thể cho mẹ biết bé sinh ở vị trí đầu hay mông đầu tiên.

Lượng canxi của người mẹ là vô cùng quan trọng trong thai kỳ do bé sẽ hấp thu canxi từ người mẹ để cấu tạo thành xương. Một người phụ nữ mang thai không nhận được đủ canxi có thể ảnh hưởng đến chính xương của người mẹ vì thai nhi đang phát triển sẽ lấy khoáng chất từ cấu trúc xương của người mẹ khi cần thiết.

Lớp nhờn bảo vệ da của thai nhi trong giai đoạn 34 tuần tuổi sẽ trở nên dày hơn trong khi lông tơ gần như hoàn toàn biến mất.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 34

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Đến tuần 34 của thai kỳ, mẹ sẽ quay trở về cảm giác mệt mỏi, mặc dù nó có thể không dai dẳng và mãnh liệt như trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Sự căng thẳng về thể chất cộng với những đêm không nghỉ ngơi vì đi tiểu thường xuyên và trở mình trong khi cố gắng để có được vị trí thoải mái chính là những nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi cho mẹ.

Thời điểm thai nhi được 34 tuần tuổi chính là lúc để mẹ sống chậm lại và tiết kiệm năng lượng cho ngày chuyển dạ sinh con và những ngày tháng chăm sóc bé sau khi sinh. Nếu mẹ đã ngồi hoặc nằm xuống trong một thời gian dài thì không nên đứng dậy quá nhanh. Máu có thể dồn ở chân và bàn chân của mẹ gây ra giảm huyết áp tạm thời khi mẹ thức dậy và làm mẹ cảm thấy chóng mặt. Nếu mẹ thấy da bị đỏ ngứa hoặc có vết sưng trên bụng, đùi hoặc mông thì mẹ có thể bị sẩn phù ở phụ nữ mang thai.

Có hơn 1% phụ nữ mang thai phát triển bệnh sẩn phù, tuy bệnh này vô hại nhưng có thể khá khó chịu. Đến tuần thai thứ 34, mẹ nên đi khám bác sĩ để có thể chắc chắn rằng nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Để việc điều trị làm cho mẹ cảm thấy thoải mái hơn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu cảm thấy cần thiết. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng sẽ gọi cho bác sĩ nếu mẹ cảm thấy ngứa dữ dội trên khắp cơ thể, ngay cả khi mẹ không phát ban bởi nó có thể báo hiệu vấn đề về gan.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Hơn 85% phụ nữ bước vào phòng sinh với màng nhầy còn nguyên vẹn. Thậm chí nếu mẹ ở trong số 15% tỷ lệ người bị mất lớp màng nhầy trước khi sinh, mẹ sẽ không cần phải lo sợ nước ối sẽ chảy xuống chân. Trừ khi mẹ đang nằm, nước ối rất ít có khả năng đi ra thành dòng mà chỉ chảy nhỏ giọt chậm rãi vì khi mẹ đang đứng (đứng, đi bộ, thậm chí ngồi) thì đầu của bé sẽ hoạt động như một nút chai và ngăn chặn việc mở tử cung và giữ lại hầu hết nước ối ở bên trong.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 34 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Nhận biết về tất cả các dịch vụ hậu cần cho việc sinh con với bác sĩ tại cuộc hẹn tiếp theo, và ghi lại tất cả các thông tin cần thiết vì chắc chắn mẹ sẽ quên các hướng dẫn khi những cơn co thắt xảy ra.

Hãy chắc chắn rằng mẹ biết đường đi tốt nhất đến nơi mẹ sinh, khoảng cách bao lâu sẽ đến được nơi đó vào những thời điểm khác nhau trong ngày, và những loại phương tiện có sẵn nếu không có sẵn người để chở mẹ.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Đến tuần thi thứ 34, mẹ có thể sẽ dành hầu hết thời gian tại phòng khám bác sĩ để quan sát sự phát triển của thai nhi vào thời gian này. Những lần khám trong thời gian này sẽ có nhiều điều thú vị hơn, bác sĩ sẽ ước tính kích thước của em bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà bé ra đời. Tùy vào cách khám của bác sĩ và yêu cầu của mẹ, mẹ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Đo cân nặng của mẹ (thường tăng chậm lại hoặc dừng)
  • Đo huyết áp của mẹ (có thể hơi cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra bàn tay và chân cho các dấu hiệu giãn tĩnh mạch
  • Tử cung (cổ tử cung của mẹ), bằng cách kiểm tra bên trong, để xem sự lu mờ (mỏng nong dần) và sự giãn nở (mở) tử cung bắt đầu
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi bằng cách nắn bụng từ bên ngoài. Qua xét nghiệm này, mẹ có thể biết được tương đối chính xác kích thước, hướng và vị trí của thai nhi.

Nếu có câu hỏi hoặc vấn đề nào mẹ muốn thảo luận, đặc biệt là những điều liên quan đến chuyển dạ và sinh nở, chẳng hạn như tần số và thời gian kéo dài của các cơn co thắt giả trước khi chuyển dạ và các triệu chứng khác mà mẹ đã trải qua trong 34 tuần vừa rồi, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 34

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Nếu mẹ bầu 34 tuần tuổi muốn bơi trong hồ thì nên xác định xem các hóa chất trong hồ bơi có được giám sát một cách thích hợp không. Hiện nay, chưa có dữ liệu cho thấy tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh có liên quan với bơi lội trong hồ bơi khử trùng bằng clo. Trong thực tế, bơi trong hồ bơi không có clo có thể gặp nhiều rủi ro bởi người bơi có thể mắc bệnh nhiễm trùng.